Quy định về quần áo phòng sạch theo từng cấp độ

Quần áo phòng sạch luôn là trang bị bảo hộ lao động không thể thiếu đối với môi trường Cleanroom. Nếu đã từng có cơ hội tham quan hoặc làm việc trong phòng sạch, bạn sẽ thấy bảo hộ phòng sạch có tính chất quan trọng như thế nào.

Quần áo phòng sạch phân chia theo cấp độ khác nhau

Mỗi loại phòng sạch sẽ đi kèm với những yêu cầu khác nhau về trang bị bảo hộ. Phân loại phòng sạch được kiểm tra trên nhiều khía cạnh khác nhau. Dựa vào các yếu tố đặc trưng như độ bụi trong không khí, nhiệt độ, áp suất, độ ẩm hay vấn đề lây nhiễm chéo mà tiến hành phân loại cleanroom.

Bởi vì phòng sạch được phân thành nhiều cấp độ sạch khác nhau nên trang phụ bảo hộ cũng phải phù hợp theo tiêu chuẩn của từng phân loại đó. Đặc biệt với trang phục cá nhân. Ta cần đảm bảo chọn đúng loại đồ bảo hộ phù hợp thì mới không gây ảnh hưởng đến hoạt động bên trong phòng sạch.

Như trong bài viết trước về phân loại phòng sạch của chúng tôi. Phòng sạch có các cấp độ sạch phổ biến là

  • ISO 4 (Class 10)
  • ISO 5 (Class 100)
  • ISO 6 (Class 1000)
  • ISO 7 (Class 10000)
  • ISO 8 (Class 100000)

Số cấp ISO càng thấp thì yêu cầu của phòng sạch lại càng cao, càng nghiêm ngặt hơn. Ví như phòng sạch class 10 sẽ có yêu cầu độ sạch của quần áo cao hơn Class 100. Phòng sạch ISO 5 sẽ yêu cầu độ sạch cao hơn so với ISO 7.

Quy định về trang phục phòng sạch theo cấp độ sạch từ thấp đến cao

Đối với những ngành công nghiệp khác nhau lại có yêu cầu về mức độ sạch cũng như độ vô trùng khác nhau. Các phòng sạch trong lĩnh vực y tế là môi trường rất quan trọng nên đòi hỏi yêu cầu cũng cao hơn. Phòng sạch lúc này cần tuân theo ISO 5, tương đương với Class 100. Yêu cầu là toàn bộ phần cơ thể phải được che  chắn kĩ lưỡng. Quy trình mặc đồ bảo hộ cũng phải cẩn thận nhiều.

Phòng sạch trong các nhà máy sản xuất công nghiệp thì lại khác. Thường môi trường này chỉ yêu cầu cấp độ sạch nằm trong khoảng ISO 6-8, tương đương với Class 1000-1000.000. Yêu cầu của chúng không khắt khe và nghiêm ngặt bằng các phòng sạch dược phẩm. Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn về trang phục theo từng cấp độ phòng sạch. Hãy cùng RORI tìm hiểu nhé.

Trang phục cleanroom Class 100.000 – ISO 8

  • Mũ trùm đầu y tế – Mũ Bouffant 
  • Áo khoác phòng thí nghiệm – Frock hoặc Lab Coat
  • Bọc giày phòng sạch
  • Mặt nạ cleanroom
  • Găng tay phòng sạch
  • Khuyến nghị tần suất thay quần áo bảo hộ: Hai lần một tuần

Quần áo bảo hộ phòng sạch 10.000 – ISO 7

  • Mũ trùm đầu y tế – Mũ Bouffant 
  • Áo khoác phòng thí nghiệm – Frock hoặc Lab Coat
  • Bao giày phòng sạch
  • Mặt nạ cleanroom
  • Găng tay phòng sạch
  • Khuyến nghị tần suất thay quần áo bảo hộ: Hai lần một tuần

Áo phòng sạch Class Class 1000 – ISO 6

  • Mũ trùm đầu y tế – Mũ Bouffant 
  • Áo khoác phòng thí nghiệm – Frock hoặc Lab Coat
  • Giày phòng sạch hoặc Bọc giày tùy thuộc
  • Mặt nạ cleanroom
  • Găng tay phòng sạch
  • Khuyến nghị tần suất thay quần áo bảo hộ: Ba lần một tuần

Áo bảo hộ phòng sạch Class 100 – ISO 5

  • Mũ trùm đầu Hood
  • Mũ trùm đầu y tế – Mũ Bouffant 
  • Coverall – Bộ bảo hộ áo liền quần bao phủ tốt
  • Giày Boot Covers
  • Mặt nạ cleanroom
  • Kính bảo hộ
  • Găng tay phòng sạch
  • Khuyến nghị tần suất thay quần áo bảo hộ: Hằng ngày
  • Bổ sung lưu ý: Tất cả những sản phẩm kể trên đều phải có nhãn tương thích với ISO 5 theo nhà sản xuất.

Áo quần phòng sạch Class 10 – ISO 4

  • Mũ trùm đầu Hood
  • Mũ trùm đầu y tế – Mũ Bouffant 
  • Coverall – Bộ bảo hộ áo liền quần bao phủ tốt
  • Giày Boot Covers
  • Mặt nạ cleanroom
  • Kính bảo hộ
  • Găng tay phòng sạch
  • Khuyến nghị tần suất thay quần áo bảo hộ: Mỗi khi đi vào phòng.
  • Bổ sung lưu ý: Tất cả những sản phẩm kể trên đều phải có nhãn tương thích với ISO 4 theo nhà sản xuất.

Đồng phục phòng sạch Class 1 – ISO 3

  • Mũ trùm đầu Hood
  • Mũ trùm đầu y tế – Mũ Bouffant 
  • Coverall – Bộ bảo hộ áo liền quần bao phủ tốt
  • Intersuit Under Coverall
  • Giày Boot Covers
  • Mặt nạ cleanroom
  • Kính bảo hộ
  • Găng tay phòng sạch
  • Khuyến nghị tần suất thay quần áo bảo hộ: Mỗi khi đi vào phòng.
  • Bổ sung lưu ý: Tất cả những sản phẩm kể trên đều phải có nhãn tương thích với ISO 3 theo nhà sản xuất.

Những chú ý về trang phục bảo hộ khi vào phòng sạch

Nhân viên làm công việc vận hành phải mặc quần yếm chống tĩnh điện, đội mũ phòng sạch chuyên dụng và đi giày hoặc có bọc giày chuyên dụng trước khi bước vào phòng sạch. Phải đội nón bảo hộ đúng cách. Không được để lộ phần tóc ra bên ngoài. Quần áo bảo hộ phải có khóa kéo. Không được mang dép hay đi chân trần mà phải dùng giày phòng sạch chuyên dụng.

Khi đi vệ sinh hoặc lấy các loại nguyên liệu từ kho chế biến bán thành phẩm cũng cần lưu ý. Lúc này phải cởi giày ra hoặc mang bao bọc giày vào. Các loại quần áo chống tĩnh điện, chống bụi cần được giặt giũ và thay mới thường xuyên. Như vậy mới đảm bảo chúng luôn sạch sẽ và đảm bảo vấn đề vệ sinh. Quần áo bảo hộ chống bụi thì phải đi kèm với đó là giày cũng không bám bụi. Ngoài ra còn có găng tay các loại, khẩu trang bảo hộ, tạp dề, ống tay,…

Để đảm bảo an toàn, trước khi mặc bạn phải kiểm tra xem quần áo bảo hộ có bị biến dạng, dị dạng nào không. Kiểm tra cả trên người xem có mang theo vật nhọn hay hóa chất nào có khả năng gây hại đến bộ trang phục như đâm thủng, làm rách, làm mòn không. Ngoài ra, trước khi bước vào phòng sạch, nhân viên cũng cần tắm qua không khí (Air Shower) để đảm bảo sạch sẽ. Ngoài ra cũng cần phải nắm rõ Quy trình ra vào phòng sạch

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo