Khi nhắc đến phòng sạch – Cleanroom, ắt hẳn mọi người sẽ nghĩ đến các bước thiết kế, thi công phòng sạch hay các món đồ bảo hộ chống tĩnh điện khác. Tuy nhiên, việc vận hành phòng sạch cũng là quy trình rất quan trọng. Hãy cùng Rori tìm hiểu các bước ra vào đạt tiêu chuẩn phòng sạch nhé!
Trang phục khi vào phòng sạch
Điều đầu tiên không thể không kể đến chính là những trang bị cần thiết cho người lao động. Trang phục được phép sử dụng cũng cần đảm bảo an toàn cho cả người dùng lẫn căn phòng. Chúng phải có độ sạch chuẩn để không gây tình trạng nhiễm bẩn.
Quần áo phòng sạch
Tùy vào từng loại phòng mà sẽ có những quy định riêng cho các loại quần áo khi sử dụng.
Áo quần cleanroom chống tĩnh điện là trang bị mặc bên ngoài quần áo thường ngày của nhân viên. Chúng ta cần đảm bảo sản phẩm quần áo đang sử dụng không thải ra các loại sợi, loại hạt gây ô nhiễm. Như vậy mới không ảnh hưởng đến chức năng hoạt động bình thường của phòng.
Chất liệu vải để may chủ yếu là dùng polyester pha với sợi carbon. Quần áo chống tĩnh điện có rất nhiều kiểu dáng, màu sắc. Chúng cũng có khi chỉ dùng được 1 lần, nhưng cũng có thể dùng nhiều lần. Tùy vào nhu cầu mà có thể dùng bộ coverall, dạng áo khoác, loại không mũ, tách riêng quần áo,…
Mũ trùm bảo hộ
Mỗi ngày, con người chúng ta bị rụng rất nhiều tóc bất kì là nam hay nữ. Rất khó để kiểm soát được việc rụng tóc hay số lượng tóc rụng. Những sợi tóc có chứa các hạt dễ gây ô nhiễm. Chính vì vậy, một giải pháp hữu hiệu được sử dụng đó là mũ trùm đầu bảo hộ.
Nón bảo hộ này có rất nhiều phân loại. Nếu nhu cầu chỉ cần dùng 1 lần, ta có thể sử dụng mũ con sâu. Đây là loại mũ được dùng cực kì phổ biến trong các phòng sạch cũng như trong y tế. Khả năng phân hủy của loại mũ này rất nhanh nên khá thân thiện với môi trường.
Ngoài ra, loại mũ bảo hộ có thể tái sử dụng nhiều lần cũng rất được ưa chuộng. Chúng được làm từ vải chống tĩnh điện với nhiều màu sắc xanh, trắng, hồng, vàng,…
Găng tay ESD
Trong cơ thể chúng ta luôn luôn tồn tại các hạt điện tích dư thừa. Khi lượng điện tích dư thừa đấy càng cao, thì cường độ tĩnh điện sẽ càng lớn. Sẽ rất nguy hiểm khi ta chạm tay vào các vật dụng và xảy ra hiện tượng tĩnh điện. Khi làm việc trong phòng sạch, hầu hết các thao tác đều cần dùng đến bàn tay. Vậy nên, trang bị găng tay chống tĩnh điện ESD là vô cùng cần thiết.
Có rất nhiều loại găng tay có thể sử dụng trong phòng sạch, chúng khá đa dạng. Có thể là găng tay nitrile, găng phủ PU đầu ngón, phủ PU nguyên bàn, găng tay ngón hay nhiều loại găng tay khác.
Giày, ủng, dép chống tĩnh điện
Việc bảo vệ chân khỏi nhiễm điện hay các chất hóa học cũng là điều cần thiết. Thường người ta sẽ sử dụng giày, ủng, dép được làm từ chất liệu có thể chống tĩnh điện. Đây cũng phải là chất liệu có khả năng chống tĩnh điện tốt. Yêu cầu của cả giày dép lẫn ủng là sự thoáng mát, chống trơn trượt, không gây ra mùi. Khi di chuyển cần đảm bảo không tạo ra âm thanh (dùng chất liệu PU cao cấp).
Khẩu trang phòng sạch
Một sản phẩm thiết yếu khác chính là khẩu trang y tế. Khẩu trang y tế là sản phẩm cực kì đa dạng. Chúng đa dạng về cấu tạo như khẩu trang 3 lớp, 4 lớp, 5 lớp. Cũng đa dạng về màu sắc xám, trắng, xanh, đen,…Tại Việt Nam có rất nhiều đơn vị xưởng sản xuất khẩu trang. Tuy nhiên, không phải loại khẩu trang nào cũng có thể dùng cho phòng sạch. Để mua được khẩu trang đạt tiêu chuẩn, bạn nên tìm đơn vị cung cấp uy tín, minh bạch nguồn gốc xuất xứ.
Ba tiêu chuẩn phòng sạch thông dụng
Các yêu cầu liên quan đến kỹ thuật sẽ làm nền tảng để tạo ra tiêu chuẩn phòng sạch. Tổng hợp yêu cầu về thông số kỹ thuật được bộ y tế ban hành. Bộ chứng nhận chất lượng đã cung cấp để tạo nên một Cleanroom đảm bảo về nhiều thông số: độ sạch, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất & kiểm soát được lượng vi trùng.
Tiêu chuẩn cleanroom thường phụ thuộc rất nhiều vào hàm lượng các hạt bụi lơ lửng giữa không khí và bụi bám theo 1 quy chuẩn nhất định. Các quy chuẩn này follow theo các quy định được đặt ra từ trước đó cho những tiêu chuẩn cleanroom.
Tiêu chuẩn Federal Standard 209 (1963)
Đây là tiêu chuẩn ra mắt lần đầu tiên vào năm 1963 với tên gọi là 209. Sau đó, nó liên tục được cải tiến qua nhiều năm. Các phiên bản của tiêu chuẩn này dần dần được hoàn thiện. Phiên bản 209A năm 1966. Phiên bản 209B năm 1973…và cho đến tiêu chuẩn 209E vào năm 1992. Tiêu chuẩn này quy định độ hạt cho phép theo từng cấp độ tử 1 đến 100000.
Tiêu chuẩn Federal Standard 209 (1992)
Đây là tiêu chuẩn được cải tiến từ tiêu chuẩn gốc năm 1963. Nội dung của nó đề cập đến quy định về hàm lượng bụi bay lơ lửng trong không khí. Các hạt bụi ấy sẽ được xét theo đơn vị chuẩn (thể tích không khí tính bằng m^3). Cleanroom sẽ được phân loại bằng cách xác định theo thang loga của hàm lượng bụi với đường kính lớn hơn 0,5/mum.
Tiêu chuẩn ISO 14644-1 (1999)
Quy định về phòng sạch đạt tiêu chuẩn quốc tế được quy định bởi International Standards Organization – ISO ( Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế). Với tên gọi “Phân loại độ sạch không khí”, tiêu chuẩn ISO 14644-1 đã được phát hành vào năm 1999.
Tiêu chuẩn này thể hiện các giới hạn hàm lượng bụi từ ISO 1 đến ISO 9.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm Các tiêu chuẩn phòng sạch người trong ngành nhất điện phải biết.
Những quy định cần tuân thủ
Trước khi vào cleanroom
- Trước khi bước vào phòng, nhân viên phải để lại mọi tư trang cá nhân bên ngoài. Không được phép mang chìa khóa, đồng hồ, bật lửa hay bất cứ tư trang nào vào trong. Chúng sẽ được cất giữ ở ngăn chứa đồ riêng bên ngoài phòng.
- Trường hợp ngoại lệ với những món đồ có giá trị cao như ví tiền có thể được mang vào. Tuy nhiên, khi đã vào phòng sạch không được phép lấy ra mà phải để nguyên một vị trí.
- Những nhân viên có dấu hiệu bệnh lí, đặc biệt liên quan đến dạ dày và hô hấp thì không được làm việc trong phòng này.
- Các thiết bị hay nguyên vật liệu khi mang vào phải được khử trùng đầy đủ.
- Nhân viên không được phép sử dụng mỹ phẩm khi làm việc. Bất kể là mỹ phẩm cần thiết nào như son môi, kẻ mày, sơn móng hay xịt nước hoa đều không được.
- Đảm bảo mặc đúng loại quần áo chuyên dụng đạt tiêu chuẩn.
Khi làm việc trong khu vực clean room
- Nhất định không được ăn uống, hút thuốc lá hay dùng kẹo cao su.
- Hạn chế không tiếp xúc với các dung môi trực tiếp vì nó rất nguy hiểm
- Đồ đạc bên trong phòng sạch cũng cần đảm bảo sạch sẽ. Kể cả các vật dụng văn phòng phẩm tưởng chừng đơn giản như giấy, bút cũng phải là loại đã qua kiểm duyệt.
- Phải cẩn thận khi thao tác với các thiết bị bên trong. Không được tùy tiện đặt các sản phẩm lên bề mặt ghế, bàn mà không có khăn sạch lót bên dưới.
Quy định 5 không khi làm việc trong cleanroom
Bên cạnh quy trình ra vào Cleanroom như trên thì nhân viên làm việc còn phải thực hiện 5 KHÔNG sau đây:
- Không được phép chuyển động nhanh.
- Không được ngồi hoặc dựa vào các thiết bị
- Không được viết vẽ lên thiết bị
- Không mặc quần áo cleanroom ra bên ngoài
- Không được làm rách hoặc làm bẩn quần áo chuyên dụng.
Yếu tố quan trọng khi làm việc tại phòng cleanrorom chính là giữ vệ sinh. Một quy trình vận hành đảm bảo không nhiễm bẩn sẽ kéo dài đáng kể tuổi thọ của phòng. Ngoài ra, bạn cũng cần sử dụng thêm các vật tư chống tĩnh điện khác như thảm cao su,
Bạn có thể tham khảo thêm ghế xoay chống tĩnh điện của chúng tôi dưới đây: