Độ sạch được lấy theo tiêu chuẩn của các nhà máy GMP được phân chia rất rõ ràng theo từng cấp độ. Các cấp độ phòng sạch này sẽ giúp ta dễ dàng kiểm soát thông số và điều chỉnh sao cho phù hợp.
Cấp độ sạch theo GMP
Những yếu tố luôn cần được kiểm soát chặt chẽ bao gồm: hạt bụi lơ lửng trong không khí, nhiệt độ, độ ẩm, chênh lệch về áp suất và vấn đề nhiễm chéo. Khi làm tốt việc kiểm soát các yếu tố này sẽ góp phần tạo ra thành phẩm chất lượng cũng như an toàn với người sử dụng. Ta có thể hiểu đơn giản, cấp độ sạch GMP là các cấp độ sạch được xác định theo tiêu chuẩn GMP. Để thực hiện việc kiểm tra kiểm soát phù hợp nhất với từng cấp sạch. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo Phân loại cleanroom theo cấp độ phòng sạch.
Nhà máy GMP – Các cấp độ phòng sạch
Trong nhà máy GMP, người ta chia thành 4 cấp độ sạch. Hãy cùng Rori tìm hiểu chi tiết nhé.
![]() |
![]() |
Phòng sạch cấp độ A theo GMP
Theo tiêu chuẩn ISO 14644, Cấp độ A sẽ tương ứng với ISO 5 khi ở cả 2 trạng thái. Trạng thái hoạt động & trạng thái nghỉ. Điều này đồng nghĩa với việc phòng sạch cần phải duy trì độ sạch ở cấp A kể cả khi không có nhân viên làm việc bên trong. Theo yêu cầu ở cấp độ sạch A, số lượng các hạt có trong không khí (nhỏ hơn 0,5 micromet) không vượt mức 3520 / mỗi foot khối. Đây được xem là khu vực dành riêng cho các hoạt động có độ rủi ro cao. Có thể kể đến như khu vực chiết rót (đổ đầy/hoàn thiện), ống mở, đậy nút cao su, lọ & tạo kết nối vô trùng.
Nhiệm vụ và ứng dụng:
- Dùng để lắp ráp thiết bị chiết rót yêu cầu vô trùng
- Ứng dụng trộn và cân
- Bổ sung những sản phẩm rời, các thùng chứa & đóng gói vô trùng
- Loại bỏ cũng như làm mát các vật dụng không được bảo vệ khỏi máy tiệt trùng
- Sắp xếp & vận chuyển những thành phần đóng gói sơ cấp vô trùng
Phòng sạch cấp độ B theo GMP
Theo GMP, phòng sạch thuộc cấp độ B có yêu cầu khác nhau khi ở trạng thái khác nhau. Đối với trạng thái nghỉ, cấp độ B yêu cầu phòng sạch tương đương ISO 5. Còn với trạng thái hoạt động, cấp độ B yêu cầu tương đương với phòng sạch ISO 7. Khi đang nghỉ, cleanroom cấp B chỉ được tối đa 3520 hạt trên mỗi foot khối không khí. Khi hoạt động, giới hạn này được phép tăng lên mức 352000 cho mỗi foot không khí.
Đối với phòng sạch cấp A và cấp B, ta không được phép dùng đến bồn rửa và cống. Phòng cấp độ B phải có trang bị hệ thống để giám sất hạt. Nếu có vượt quá giới hạn sẽ báo động.
Nhiệm vụ và ứng dụng:
- Đây được coi là khu vực nền để hỗ trợ cho cấp A
- Chuẩn bị & chiết rót vô trùng (thường dùng)
- Trong khi có sự bảo vệ (khỏi môi trường xung quanh), vận chuyển các linh kiện, thiết bị hay hạng mục hỗ trợ khác để đưa vào phòng cấp A
Phòng sạch cấp độ C theo GMP
Khi cần thực hiện quy trình sản xuất vô trùng nhưng các bước thực hiện ít nghiêm ngặt hơn, ta có phòng sạch Cấp C theo GMP. Quy định về tiêu chuẩn hạt là ISO 7 và ISO 8 tương đương lần lượt với 2 trạng thái nghỉ và và hoạt động.
Khi ở trạng thái nghỉ, số lượng hạt được phép nằm dưới mức 352.000 trên mỗi foot khối. Còn với trạng thái hoạt động là 3.520.000 hạt trên mỗi foot khối.
Việc giám sát ở khu vực cấp C cần thực hiện phụ hợp theo nguyên tắc quản lý rủi ro chất lượng, phương pháp have hệ thống đánh giá. Kiểm soát, xem xét và truyền đạt những rủi ro với chất lượng sản phẩm trong suốt thời gian nó tồn tại.
Nhiệm vụ và ứng dụng:
- Chuẩn bị các loại dung dịch cần phải lọc, bao gồm cả cân.
- Tiến hành chiết rót các sản phẩm với mục đích khử trùng đầu cuối (ít nhất phải ở mức C)
- Mặc dù việc chuẩn bị hầu hết các sản phẩm và thành phần sẽ thuộc phòng sạch cấp D. Thế nhưng, đối với 1 vài sản phẩm bất thường hoặc có nguy cơ ô nhiễm vi sinh vật cao hơn sẽ cần chuẩn bị ở cấp C này.
Phòng sạch cấp độ D theo GMP
Ở trạng thái nghỉ, phòng sạch cấp độ D sẽ thương đương với phân loại hạt trong không khí ở mức ISO 8. Khi ở trạng thái hoạt động, không có quy định chính xác về cấp độ hạt. Chúng ta sẽ tùy vào bản chất của các quá trình xảy ra bên trong môi trường làm việc để xác định.
Trong 1 nhà máy GMP, khu vực cấp D cũng tương đương như phòng sạch cấp độ C. Chúng được sử dụng với mục đích thực hiện các bước ít quan trọng hơn trong quy trình sản xuất (thuốc vô trùng). Phòng sạch cấp độ D có thể xem là vùng nền tùy vào cách thiết kế của doanh nghiệp. Trong các yêu cầu của nhà máy GMP, khu vực này là ít sạch nhất.
Nhiệm vụ và ứng dụng:
- Dùng để vệ sinh các thiết bị
- Sau khi rửa các thiết bị, thành phần hay phụ kiện sẽ được rửa ở đây
- Lắp ráp những thiết bị, phụ kiện, bộ phận đã được làm sạch trước khi đưa đi khử trùng
- Lắp ráp inox khép kín & tiệt trùng bằng việc dùng các đầu nối vô trùng bên trong
Tiêu chuẩn kiểm soát đối với các cấp độ phòng sạch GMP
![]() |
Ta có thể xác định được những số liệu cơ bản thuộc tiêu chuẩn phòng sạch GMP. Ví như số lần thay đổi không khí, số lượng tiểu phân cho phép và giới hạn vi sinh.
Số lần thay đổi không khí
Số lần thay đổi không khí là 1 yếu tố quan trọng giúp tạo ra và xác định được độ sạch cho từng cấp độ sạch. Số lần thay đổi không khí of các cấp độ sạch theo GMP được quy định như sau:
- Cấp độ A: 60 lần
- Cấp độ B: 40 lần
- Cấp độ C: 30 lần
- Cấp độ D: 20 lần
Số lượng tiểu phân dựa theo tiêu chuẩn GMP
Dựa theo độ tương đương của các tiêu chuẩn, chúng ta có thể tính được số lượng tiểu phân cho phép.
- Cấp A tương đương với ISO 5
- Cấp B tương đương với ISO 7
- Cấp độ C và D chỉ yêu cầu thể tích tối thiểu 2L mỗi mẫu lấy và thời gian lấy mẫu ít nhất 1 phút
Ở trạng thái nghỉ: Phòng sạch được xây dựng xong và lắp đặt đầy đủ thiết bị phục vụ nhưng chưa có nhân viên nào làm việc.
Ở trạng thái hoạt động: Phòng sạch được xây dựng xong và lắp đặt đầy đủ thiết bị phục vụ và đã có nhân viên vận hành vào làm việc.
Theo tiêu chuẩn thuộc cấp độ A, việc kiểm soát tiểu phân cần phải làm ngay từ quá trình máy móc được lắp rap và trong cả quá trình tiến hành sản xuất. Để đảm bảo không có sự cố xảy ra, ta cần kiểm tra thường xuyên. Khu vực cấp độ B cũng phải được kiểm soát chặt, tuy nhiên ít mẫu hơn.
Giới hạn về vi sinh vật
Giới hạn vi sinh cũng là một yếu tố cần được kiểm soát theo yêu cầu của tiêu chuẩn GMP. Đặc biệt là sau khi tiến hành thẩm định hệ thống hoặc sau khi làm sạch, làm vệ sinh. Cần thực hiện kiểm tra vi sinh bằng các phương pháp như đặt đĩa thạch, in 5 ngón găng tay, lấy mẫu không khí. Bên cạnh đó, cũng nên đảm bảo thực hiện đúng Quy trình ra vào phòng sạch.
![]() |
![]() |
Nhà máy sản xuất các dược phẩm vô trùng – Bốn cấp độ sạch
Cấp độ A: Khu vực dành riêng cho các thao tác, công việc có nguy cơ cao. Ví dụ như đóng lọ & làm kín vô trùng. Được tạo nên bằng hệ thống thổi không khí một chiều. Với tốc độ 0,36 đến 0,54 m/s tại vị trí được xác định dưới 15 – 30 cm so với lọc cuối cùng hoặc là hệ thống phân phối khí.
Cấp độ B: Đây là khu vực nền cho môi trường cấp độ A trong pha chế cũng như đóng lọ vô trùng tiệt khuẩn ở giai đoạn cuối.
Cấp độ C và D: Khu vực sạch này dùng cho cá công đoạn ít quan trọng hơn. Thường là trong quá trình sản xuất sản phẩm vô trùng. Cũng có thể là tiến hành các công đoạn mà trong đó sản phẩm không bị phơi nhiễm trực tiếp.
Nói tóm lại, tiêu chuẩn GMP là tiêu chuẩn không thể thiếu. Chúng ta bắt buộc phải tuân thủ theo tiêu chuẩn này cho các nhà máy sản xuất dược phẩm. Do đó, kiểm soát phòng sạch đúng chuẩn theo các cấp độ sạch thuộc GMP là điều kiện cần thiết mà các doanh nghiệp về dược nhất định phải tuân theo.