Hướng dẫn mặc quần áo chống hóa chất đúng chuẩn

Quần áo bảo hộ, đặc biệt là quần áo chống hóa chất hiện nay đã không còn xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên làm thế nào để mặc áo chống hóa chất đúng chuẩn không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây của RORI sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Chất liệu của áo quần chống hóa chất

Mỗi loại quần áo chống hóa chất với các chức năng, nhiệm vụ khác nhau sẽ được tạo nên từ những chất liệu khác nhau. Mỗi chất liệu sẽ có một ưu thế riêng, phù hợp với mục đích sử dụng

Quần áo bảo hộ cũng có thể được làm từ nhiều loại chất liệu khác nhau, giúp góp phần nâng cao tính hiệu quả hoạt động của chúng, tương tự như một hàng rào bảo vệ để chống lại các hóa chất nguy hiểm.

Ví dụ: vải dệt thoi (dệt bằng khung dệt, đan xen 2 hay nhiều sợi vải ngang dọc) sẽ không phải là chất liệu thích hợp để tạo ra một trang bị bảo hộ. Lý do vì trong cấu trúc của chúng tồn tại nhiều khoảng trống. Các khoảng trống này là điểm yếu khiến các hóa chất dễ thấm vào bên trong. Điều này rất nguy hiểm cho người dùng.

Tuy nhiên, các loại vải không dệt lại cho ra kết quả khả quan hơn vì chúng có kết cầu dày đặc. Đây cũng là lý do loại vải này thường được ưu tiên may đồ bảo hộ.

Polypropylene (PP)

Đây là chất liệu vải không dệt PP. Chúng không được sản xuất theo phương pháp dệt thoi thông thường. Các hạt nhựa tổng hợp (Polypropylene) sẽ được đem đi nung chảy ở nhiệt độ cao, sau đó qua các quy trình khác nhau để tạo ra sợi, liên kết chúng lại để tạo ra thành phẩm.

Chất liệu này có giá thành thấp và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, chúng không đủ dày để bảo vệ đầy đủ cho
người dùng. Nó sẽ phù hợp hơn với các điều kiện có các hạt với tính chất không nguy hiểm, có khả năng tiếp xúc
với người mặc hay áo quần cá nhân của họ.

Spunbound-Meltblown-Spunbound (SMS)

Quần áo chống hoá chất được làm từ SMS có cấu tạo gồm 3 lớp sợi polypropylene. Lớp spunbound bên ngoài sẽ cung cấp cho tổng thể bộ đồ sức mạnh vật lý của nó. Các sợi Meltblown ở giữa sau đó được thổi tan chảy, trở thành một cấu trúc dày đặc, có thể lọc các chất hóa học và các loại hạt khô, đồng thời chất lượng bảo vệ của đồ bảo hộ tăng lên. Những bộ quần áo được làm từ chất liệu này khá thoải mái, thoáng khí và mang lại khả năng bảo vệ cao.

Microporous Film Laminate (MPFL)

MPFL là loại vải hai lớp, giúp bảo vệ đầy đủ. Lớp bảo vệ của quần áo bảo hộ chống hóa chất được làm từ màng polyetylen vi xốp, được liên kết với một lớp polypropylen kéo thành sợi. Film có thể bị thay đổi do đó không thể bảo vệ đồng đều toàn bộ. Chúng cũng nằm ở lớp ngoài của bộ đồ, nên khi bị tác động vật lý vẫn có thể làm giảm, mất khả năng bảo vệ của nó.

Hướng dẫn mặc quần áo chống hóa chất theo đúng chuẩn

Để mặc quần áo bảo hộ đúng cách, ta nên tuân thủ các bước mặc dưới đây. Nếu mặc đồ bảo hộ không chuẩn, chúng sẽ không thể phát huy khả năng bảo vệ. Bản thân người dùng vẫn phải chịu ảnh hưởng của các mối nguy hiểm.

Trước khi mặc quần áo bảo hộ

Trước khi mặc, ta cần kiểm tra bên ngoài sản phẩm xem có hư hỏng hay rách thủng gì không. Nếu áo bảo hộ có dấu hiệu xấu, bị hỏng thì nên thay mới. Bạn có thể xem Cách lựa chọn quần áo bảo hộ chống hóa chất để tư biết cách chọn bảo hộ lao động đúng yêu cầu.

Khi mặc đồ bảo hộ không nên đeo các vật có thể gây ảnh hưởng đến sản phẩm. Cần tháo bỏ trang sức dễ bị móc cũng như đồng hồ, lắc tay,…để tránh làm rách quần áo.

Khi mặc cần đảm bảo cổ tay và mắt cá chân được bao phủ thoải mái. Nếu áo khoác là loại có mũ trùm đầu, nhớ kiểm tra xem chiếc mũ trùm đầu này vừa khít với đầu không.

Sau khi mặc đồ bảo hộ

Bạn cần thử di chuyển, chuyển động xem kích thước bộ quần áo có làm cản trở hoạt động không. Nếu sản phẩm bị bị khó chịu ở một chiều nào đó, ta có thể chuyển sang kích thước lớn hơn. Dù lớn hơn bình thường nhưng nó sẽ giúp hạn chế trường hợp trang phục vô tình bị rách.

Sau khi đeo găng tay, giày, kính bảo hộ, hãy sử dụng băng dính để cố định lại các phần như cổ tay, cổ chân, phần mặt. Đây là những phần có lỗ hở, cần dán kín để đảm bảo an toàn.

Nhớ chú ý những yếu tố tại nơi làm việc như các cạnh sắc nhọn (làm rách lủng) hay những bề mặt nhiệt độ cao (làm chảy đồ bảo hộ).

Cách loại bỏ quần áo bảo hộ chống hóa chất sau khi sử dụng

Khi đang còn ở trong khu vực nguy hiểm, khu vực làm việc không được cởi bỏ áo quần chống hóa chất hay bất kỳ PPE nào khác. Những bộ quần áo sau khi được sử dụng có thể cần phải khử nhiễm. Sau khi hoàn thành công việc, có thể phải thực hiện các thủ tục như tắm khử nhiễm.

Khi đã đến khu vực an toàn, nên tháo bỏ đồ bảo hộ thận trọng, từ từ từng bước một để không bị dính phải hóa chất hay làm nhiễu hóa chất ra môi trường xung quanh. Cách tốt nhất để tránh nhiễm bẩn là chỉ chạm vào mặt trong của bộ quần áo. Đồ sau khi dùng và cởi bỏ phải được tiêu hủy đúng cách. Cố gắng đảm bảo quy trình, không được để quần áo và PPE nhiễm bẩn trong khu vực làm việc.

Lưu ý: Nếu là sản phẩm dùng một lần thì tuyệt đối không giặt sạch để tái sử dụng. Đây là nguyên nhân gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Để được tư vấn sử dụng và chọn lựa sản phẩm quần áo bảo hộ chống hóa chất thì hãy liên hệ với chúng tôi – Công ty TNHH Giải Pháp RORI – Nhà phân phối bảo hộ lao động tại Đà Nẵng, Hồ Chí Minh và Toàn quốc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo