Nội quy an toàn hóa chất là điều kiện tiên quyết khi làm việc trong môi trường hóa chất, đặc biệt trong phòng sạch. Tại sao cần huấn luyện an toàn hóa chất? Thế nào là an toàn hóa chất?
Thế nào là an toàn hóa chất?
An toàn hoá chất bao gồm tất cả những khía cạnh công việc có liên quan trực tiếp tới hóa chất trong môi trường làm việc. Vậy thế nào là an toàn hóa chất? Tại sao chúng ta cần phải tuân thủ nội quy an toàn hóa chất? Cùng nhau tìm hiểu qua bài viết này của Rori nhé !
Hiện nay, hầu như trong quy trình sản xuất nào của các ngành công nghiệp đều cần có sự xuất hiện của các loại hoá chất. Các loại hóa chất ấy cũng rất đa dạng, muôn màu muôn vẻ. Mỗi loại hoá chất sẽ đều sở hữu những đặc tính riêng và mối nguy hiểm tiềm tàng. Dù là khi sử dụng hay lưu trữ đều nguy hiểm. Vậy nên, việc tuân thủ an toàn hoá chất là vô cùng quan trọng. Đây là quá trình ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ. Đáng sợ hơn là tính mạng của những người làm việc & cả môi trường xung quanh.
Toàn bộ các vấn đề xoay quanh việc sử dụng, sản xuất, vận chuyển, xử lý và lưu trữ hoá chất đều cần đảm bảo an toàn. An toàn hoá chất, đặc biệt là trong công nghiệp đòi hỏi người lao động phải có kiến thức vững vàng về hoá chất, độc chất, lý học. Phải như vậy mới đảm bảo giải quyết được những rủi ro trong quá trình.
Ảnh hưởng của hóa chất công nghiệp đến con người
Mức độ tiếp xúc của người khi làm việc với hóa chất và cấp độ độc tính của chúng sẽ quyết định mức độ nguy hiểm. Có nhiều loại hóa chất cực độc, chỉ cần vô tình hít phải hoặc tiếp xúc đã ảnh hưởng ngay lập tức đến cơ thể chúng ta.
Có hai yếu tố đại diện cho ảnh hưởng của các hóa chất đối với con người. Mức độ ảnh hưởng (về thương tích, bệnh tật) và thời gian gây ra ảnh hưởng đó (ngay lập tức hay lâu dài) sẽ quyết định bởi
- Ngoại tố: Thể hiện qua nồng độ chất độ và độc tính
- Nội tố: Thể hiện qua tình trạng sức khỏe
Về tác hại cấp tính: gây nhức đàu, buồn nôn, thậm chí nôn mửa, ăn mòn da cơ thể
Về tác hại lâu dài: có thể bị hen suyễn, bị viêm da, làm tổn thương thần kinh hoặc nặng hơn là dẫn đến ung thư
Nội quy an toàn hoá chất
Vì những tác hại kể đến ở trên, mà khi làm việc trong môi trường hóa chất phải tuân thủ các nội quy. Vậy thế nào là nội quy an toàn hóa chất?
Xem thêm: An toàn hóa chất – Bạn cần biết
Khái niệm về nội quy an toàn hóa chất
Những người đứng đầu trong ngành hóa chất sẽ thống nhất để ban hành văn bản Nội quy an toàn hóa chất. Nội dung văn bản này đưa ra các quy định, cái mà người tham gia lao động buộc phải tuân theo về cả hành vi & trách nhiệm. Mọi doanh nghiệp đã làm trong lĩnh vực hóa chất đều phải có nội quy an toàn hóa chất.
Mục đích của nội quy an toàn hoá chất
- Cung cấp cho người lao động những thông tin chuẩn xác, cần thiết khi sử dụng hóa chất
- Cung cấp hướng dẫn cho người lao động cách xử lý khi gặp phải nguy hiểm. Cung cấp cách thức sơ cứu, cấp cứu ngay khi có sự cố xảy ra
- Cảnh báo cho người làm việc trong môi trường hóa chất về những rủi ro có thể xảy ra nếu không thực hiện đúng quy định được khuyến nghị
- Bắt buộc người lao động phải thực hiện theo các quy đinh an toàn hóa chất
- Khuyến khích môi trường làm việc có các biện pháp. thiết bị bảo vệ an toàn cho con người. Có thêm các chương trình huấn luyện khi cần.
Bảo quản hóa chất |
Những hành vi bị nghiêm cấm
Những hành vi sau đây tuyệt đối cấm:
- Sản xuất, cất giữ, kinh doanh, vận chuyển, tặng, gửi, cho hay sử dụng các hóa chất nguy hiểm trái với quy định
- Không được công bố những thông tin không cần thiết. Cung cấp thông tin phải đầy đủ, không được sai lệch, không che dấu về sự nguy hiểm của một loại hóa chất hay sản phẩm nào đó có chứa hóa chất nguy hiểm.
- Không được phép sử dụng các loại hóa chất nguy hiểm, bị cấm, không bảm đảm tiêu chuẩn, chất lượng. Một yếu tố khác dễ bị bỏ qua chính là hám lượng. Không được vượt quá hàm lượng cho phép khi sản xuất và bảo quản. Ví dụ như với thực phẩm, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc, thuốc thú y, thuốc chữa bệnh hay các hóa chất tiêu dùng khác.
- Sử dụng chất độc để săn bắt động vật. Dùng hóa chất xâm hại đến sức khỏe con người, đến tài sản và môi trường.
Nghị định yêu cầu đảm bảo an toàn hoá chất trong môi trường sản xuất
Yêu cầu an toàn hóa chất trong sản xuất đối với nhà xưởng
- Nhà xưởng phải đạt yêu cầu theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia. Phải phù hợp với tính chất, quy mô cũng như công nghệ sản xuất & lưu trữ hóa chất.
- Nhà xưởng và kho chứa phải có lối cũng như cửa thoát hiểm. Lối thoát hiểm phải có đầy đủ chỉ dẫn rõ ràng bằng đèn báo, bảng hiệu & được thiết kế sao cho việc thoát hiểm, cứu hộ cứu nạn thuận lợi nhất.
- Phần hệ thống thông gió của nhà xưởng, kho chứa phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về hệ thống thông gió.
- Hệ thống chiếu sáng cần đảm bảo theo quy định để đáp ứng được yêu cầu sản xuất & lưu trữ hóa chất. Thiết bị điện phải đáp ứng các tiêu chuẩn về phòng, chống cháy, nổ ở trong nhà xưởng & kho chứa có hóa chất dễ bị cháy, nổ
- Sàn nhà phải chịu được hóa chất, chịu được tải trọng. Sàn không gây trơn trượt. Có đủ rãnh thu gom và thoát nước tốt. Đảm bảo các tiêu chuẩn liên quan đến an toàn hóa chất công nghiệp.
- Phải có bảng nội quy, biển báo phù hợp về an toàn hóa chất
- Phải có hệ thống chống sét nằm trong khu vực chống sét an toàn. Được kiểm tra định kì theo quy định hiện hành.
- Bồn chứa (ngoài trời) phải xây đê bao hoặc các biện pháp kĩ thuật khác để đảm bảo an toàn
- Nhà xưởng cần đáp ứng đủ các điều kiện phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh theo quy định pháp luật
Yêu cầu đối với vật chứa, bao bì
- Bao bì, vật chứa phải chắc chắn, có độ bền cao, chịu được hóa chất, chắc chắn không bị tác động của thời tiết và vận chuyển
- Bao bì nào qua sử dụng rồi cần bảo quản riêng
- Trước khi sử dụng phải kiếm tra xem bao bì có dấu hiệu hư hỏng nào không
- Bao bì nào đã qua sử dụng phải được làm sạch đúng cách tránh rủi ro xảy ra
- Những bao bì, vật chứa nào không tái sử dụng phải được thu gom & xử lý đúng theo quy định
- Trên bao bì, vật chứa phải có đầy đủ những thông tin cần thiết theo quy định. Phần in ấn phải rõ ràng, dễ đọc và không dễ xóa mờ
Yêu cầu đối với bảo quản, vận chuyển hóa chất
- Những hóa chất nguy hiểm phải được sắp xếp, phân khu rõ ràng theo tính chất. Không được để chung những loại có tính chất khác nhau phòng trường hợp cháy nổ nguy hiểm
- Để thuận lợi cho công tác ứng phó, xử lý nếu xảy ra sự cố, phải bảo quản hóa chất đúng quy chuẩn hiện hành
- Hóa chất là hàng hóa nguy hiểm nên quá trình vận chuyển phải tuân theo quy định nhóm này
Yêu cầu an toàn hóa chất đối với hoạt động san chiết, đóng gói
- Yêu cầu đầu tiên là địa điểm thực hiện đóng gói, san chiết phải đủ điều kiện về phòng chống cháy nổ. Đảm bảo bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh theo quy định
- Các thiết bị dùng để đóng gói, san chiết phải đạt yêu cầu chung về tiêu chuẩn an toàn, quy chuẩn kĩ thuật hiện hành nước ta. Các loại máy móc này có nhiều yêu cầu nghiêm ngặt và thường xuyên được kiểm định.
- Các bao bì, vật chứa cũng như nhãn phải đáp ứng theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 cuả Nghị định.
- Người thực hiện quy trình đóng gói, san chiết phải qua huấn luyện an toàn hóa chất.
Huấn luyện an toàn hoá chất
Như đã đề cập về vấn đề an toàn hóa chất ở trên, nguy hiểm và rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Tại sao cần huấn luyện an toàn hóa chất?
Vì tính nguy hiểm và những tiềm ẩn có hại của các loại hóa chất, cần có những nhân viên với kiến thức chuyên môn cao. Mỗi loại hóa chất lại có đặc điểm, tính chất riêng. Cho dù là trực tiếp tiếp xúc với hóa chất hay chỉ là gián tiếp đều có thể gây hại. Sức khỏe người lao động có thể bị ảnh hưởng ngay lúc đó hoặc là bị ảnh hưởng về lâu dài. Nếu không may còn có thể xảy ra những tai nạn cực kì nguy hiểm. Vậy nên, để giảm bớt nguy cơ này, cá nhân người lao động phải thông qua huấn luyện về nhiều mặt. Phải nắm rõ các kiến thức về trnag bị, cách xử lý và cập nhật liên tục.
Đối tượng huấn luyện an toàn hóa chất
Nhóm thứ nhất:
- Những người đứng đầu cơ sở kinh doanh, người đứng đầu đơn vị, phòng ban, chi nhánh trực thuộc
- Người phụ trách bộ phận kỹ thuật, sản xuất, kinh doanh. Các quản đốc phân xưởng hoặc chức vụ tương đương
- Cấp phó của những người đứng đầu này theo quy định. Ví dụ như: Phó trưởng phòng thí nghiệm, phó giám đốc,…
Nhóm thứ 2:
- Người trực tiếp làm công việc giám sát về an toàn hóa chất nơi làm việc
- Các cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách chịu trách nhiệm về an toàn hóa chất tại cơ sở
Nhóm thứ 3:
- Người lao động làm công việc tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.
- Ví dụ như: Công nhân tại kho chứa, công nhân pha chế, công nhân đóng gói hóa chất…
Nội dung huấn luyện an toàn hóa chất
Nội dung huấn luyện của NHÓM 1
- Những quy định của pháp luật liên quan trong hoạt động hóa chất
- Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, bảo quản, sử dụng, kinh doanh các hóa chất tại cơ sở hoạt động hóa chất
- Các phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền giúp huy động nguồn lực. Cả bên ngoài và bên trong của cơ sở để ứng phó, kịp thời khắc phục sự cố. Hạn chế không để lây lan ra môi trường. Khắc phục môi trường nếu có sự cố hóa chất xảy ra.
- Những quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động hóa chất
- Các đặc tính, yếu tố nguy hiểm của hóa chất
- Phiếu an toàn hóa chất xét trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở đó
- Phân loại, ghi nhãn các loại hóa chất
- Quy trình để quản lý an toàn hóa chất. Kỹ thuật đảm bảo an toàn khi tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm
- Giải pháp ngăn ngừa và ứng phó với sự cố hóa chất
- Phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tương tự như nhóm 1.
Nội dung huấn luyện của NHÓM 3
- Tên gọi, tính chất nguy hiểm, phân loại hóa chất & ghi nhãn, phiếu an toàn
- Các nguy cơ gây mất an toàn hóa chất khi bảo quản, sử dụng, sản xuất, kinh doanh hóa chất
- Quy định an toàn. Quy trình sản xuất, bảo quản & sử dụng phù hợp
- Các quy trình ứng phó với sự cố hóa chất như sử dụng phương tiện, giải quyết tình huống.
Ngoài ra, cũng cần phải có Trang phục chống hóa chất phù hợp để tránh bị ảnh hưởng nhất có thể.