Ghế phòng sạch hay còn gọi là ghế chống tĩnh điện phòng sạch là loại ghế thông dụng có tựa hoặc không tựa. Ghế phòng sạch ESD có thể đảm bảo được các tiêu chuẩn của phòng sạch nên rất được ưa chuộng sử dụng trong môi trường này.
Ghế chống tĩnh điện phòng sạch là gì?
Ghế chống tĩnh điện phòng sạch là loại ghế được sử dụng trong cleanroom với khả năng chống tĩnh điện. Chúng thường được cấu tạo từ các nguyên liệu có độ bền cao. Các chất liệu ấy sẽ cần có thêm khả năng chống bụi, chống ăn mòn, chịu được nhiệt độ cao. Khung ghế được cấu tạo bằng vật liệu thép không gỉ. Bề mặt mạ hợp kim aluminium hay crom để chống trầy xước và tạo độ bóng.
Phần mặt ghế bằng da phủ PU chống được tĩnh điện. Để góp phần tăng thêm tính thẩm mỹ, nhà sản xuất có thể nhuộm màu cho phần mặt ghế. Chi tiết hơn về cấu tạo của các bộ phận hãy cũng Rori tìm hiểu bên dưới nhé!
Chi tiết cấu tạo các bộ phận
Ghế phòng sạch ESD được cấu thành từ 3 bộ phận chính sau đây:
Phần mặt ghế
- Bề mặt này thường được làm bằng da PU, từ nhựa PVC hoặc loại nhựa chống tĩnh điện ESD. Đặc điểm của các loại này là có độ bền cao và rất dễ lau chùi. Khi lau sẽ không tạo ra hư hỏng hay trầy xước. Phần mặt ghế có thể chỉ gồm phần mặt ngồi không tựa. Hoặc có thể có thêm phần tựa lưng. Loại tựa lưng sẽ giúp người ngồi điều chỉnh tư thế thoái mái hơn, đỡ đau lưng hơn.
Phần thân ghế
- Phần này thường được làm bằng thép inox không gỉ, phủ thêm crom ESD và chống ăn mòn. Một số loại ghế có phần vòng để chân, giúp người ngồi có tư thế thoải mái nhất trong quá trình thao tác, làm việc. Hầu hết các loại ghế này sẽ chỉ gồm 1 thân đơn và thanh điều chỉnh. Chiều cao của ghế có thể dễ dàng chỉnh bằng thanh này. Ghế cũng thường được thiết kế có thể xoay 360 độ.
Phần chân ghế
- Thường được làm bằng thép không gỉ cùng với nhựa PVC. Phần chân này có 2 loại. Một loại là chân cố định với 5 nhánh tương ứng với 5 chân canh đều nhau. Loại kia có kết hợp thêm bánh xe giúp di chuyển dễ dàng hơn. Chân ghế sẽ có kèm vòng để chân bằng thép mạ, có khả năng chống gỉ, chống bám bụi tốt. Để đảm bảo an toàn về dẫn điện, chân ghế này có thêm 1 lớp bọc nhựa. Năm nhánh đều nhau của phần chân sẽ giúp giữ thăng bằng tốt, vững chãi hơn, giảm thiểu khả năng bị ngã.
Tác dụng của ghế xoay phòng sạch
Ứng với tên gọi của mình, ghế xoay phòng sạch có khả năng chống tĩnh điện rất hiệu quả. Ghế sẽ triệt tiêu dòng điện tích bằng cách để các dòng điện này theo quần áo sau đó bị triệt tiêu qua thiết bị nối đất. Trong quá trình ngồi thao tác, chắc hẳn sẽ sản sinh các hạt điện tích. Nếu chúng ta không dùng đến ghế khử tĩnh điện thì các sản phẩm và chính cơ thể mình sẽ đều bị ảnh hưởng.
Khi sử dụng ghế này, người dùng sẽ luôn cảm thấy êm ái và thư giãn. Không bị ảnh hưởng đến cột sống, xương khớp khi phải ngồi làm việc quá lâu. Chi phí cho trang thiết bị phòng sạch cũng được tiết kiệm hơn nhờ vào sự bền bỉ và khả năng chống gỉ, chống trầy xước tốt của ghế phòng sạch. Phần lưng ghế (nếu có) cũng giúp phần nào tăng thêm cảm giác thoải mái.
Các tiêu chuẩn phòng sạch class 10, class 100, 1000 và class 10000 là những tiêu chuẩn mà ghế tĩnh điện phòng sạch đáp ứng được. Vậy nên, chúng thường được dùng trong hàng không vũ trụ, bán dẫn, khoa học sinh học, máy tính, dược phẩm, vũ khí và các thiết bị y tế.
Ứng dụng của ghế phòng sạch ESD
Ghế chống tĩnh điện sẽ triệt tiêu dòng điện tích bằng cách để các dòng điện này theo quần áo sau đó bị triệt tiêu qua thiết bị nối đất. Trong quá trình ngồi thao tác, chắc hẳn sẽ sản sinh các hạt điện tích. Chúng sẽ đảm bảo an toàn cho các sản phẩm đang thao tác.
Ghế xoay phòng sạch được sử dụng chính trong phòng sạch tại các nhà xưởng, văn phòng, nhà máy sản xuất hay các khu vực cần kiểm soát về tĩnh điện.
- Dùng trong sản xuất cơ khí
- Sử dụng tại các nhà máy sản xuất thiết bị y tế
- Dùng cho phòng sạch của các nhà máy sản xuất linh điện điện tử SMT, chất bán dẫn, vi mạch
- Được ứng dụng trong dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm…
- Ứng dụng với các môi trường nghiên cứu cần độ thoải mái, an toàn cao
- Ứng dụng cho những người dùng ngồi thao tác liên quan đến bản mạch, test linh kiện…
Phân loại ghế tĩnh điện phòng sạch
Có thể phân loại ghế xoay phòng sạch bằng 2 cách xét: Chất liệu & Kiểu dáng.
Xét theo chất liệu
Chất liệu là tiêu chí đầu tiên để phân loại sản phẩm ghế này. Mỗi chất liệu đều có điểm giống và điểm khác nhau, cụ thể như sau.
Ghế chống tĩnh điện phủ da pu
Đây là loại ghế có bề mặt ghế được thiết kế bằng da PU. Lớp PU này thường dày khoảng tấm 2mm-4mm. Bên dưới bề mặt được lót mút giúp tạo cảm giác êm ái cho người ngồi. Mặt ghế có thể được vệ sinh một cách dễ dàng với khăn lau phòng sạch mà không sợ bị trầy xước.
Bạn có thể tham khảo một số loại khăn lau như khăn phòng sạch 1009, giấy lau Kimtech,…
Ghế nhựa ESD
Ghế chống tĩnh điện bằng nhựa ESD. Đây là loại ghế này được làm từ nhựa ESD chống tĩnh điện. Chúng sở hữu kiểu dáng thanh thoát, gọn gàng hơn so với loại ghế chống tĩnh điện phủ da PU. Loại nhựa này cũng là vật liệu chống tĩnh điện phổ biến. Giúp tiết kiệm kha khá chi phí, đồng thời vẫn mang lại hiệu quả chống tĩnh điện cao.
Xét về kiểu dáng
Ghế có tựa – Ghế không tựa
Ghế không tựa và ghế có tựa là 2 đặc điểm phân biệt dễ nhận ra nhất.
Đối với ghế không tựa, tưởng chừng nó không thoải mái bằng nhưng thật ra vẫn có những ưu điểm riêng. Khi ngồi ở ghế không tựa, ta dễ dang ngồi xuống từ mọi góc độ. Khi cần di chuyển nhiều, ghế không tựa sẽ cực kì tiện lợi. Ghế này cũng thanh thoát hơn, sử dụng được linh hoạt hơn.
Còn ghế có tựa thì không phải bàn. Nó giúp người ngồi duy trì được tư thế thoải mái nhất. Phần tựa lưng sẽ nâng đỡ cột sống và các khớp xương, tránh bị đau lưng do ngồi lâu. Khi làm việc mệt mỏi, ngồi lựa lưng sẽ củng cố cảm giác thoải mái cho người sử dụng.
Ghế có bánh xe – Ghế không có bánh xe
Ghế có bánh xe: Loại ghế này sẽ được trang bị thêm các bánh xe bên dưới phần chân. Lúc này, người sử dụng có thể di chuyển đến các vị trí khác nhau trong khi đang làm việc một cách thuận tiện nhất.
Ghế không có bánh xe: là loại ghế có phần chân cố định. Loại ghế này chắc chắn, phù hợp hơn với nhân viên chủ yếu chỉ ngồi cố định để thao tác, làm việc. Không có bánh xe sẽ duy trì tốt sự vững vàng.