Hướng dẫn chọn các loại giấy nhám chà gỗ

Hiện nay, giấy chà nhám được sử dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp khác nhau, đặc biệt là ngành gỗ. Vì vậy, chọn giấy nhám chà gỗ như thế nào cũng là băn khoăn của nhiều khách hàng.

Thế nào là giấy nhám?

Giấy chà nhám hay còn gọi là giấy ráp, giấy giáp thường được dùng để loại bỏ các vật liệu trên bề mặt (một lượng nhỏ). Chúng cũng có thể dùng để chà, tạo độ mịn cho bề mặt. Mục đích chính của giấy nhám là giúp tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Hiện nay, chúng được sử dụng rất phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp.

Bên cạnh việc chà nhám thủ công, một số loại máy công cụ hỗ trợ cầm tay được sản xuất. Các loại máy chà nhám này mang lại hiệu quả cao hơn và thời gian cũng tiết kiệm hơn.

Cấu tạo của giấy chà nhám

Cấu tạo của giấy nhám gồm 3 phần: Lớp nền, keo dính và hạt nhám.

  • Lớp nền: Lớp nền có thể là vải hoặc giấy. Tên gọi của lớp nền phụ thuộc vào thành phần của chúng. Nhiệm vụ chính của lớp nền này là chứa các hạt nhám
  • Hạt nhám: Chúng có tên gọi khác là hạt mài, cũng là thành phần chính trong cấu tạo giấy nhám. Các hạt nhám sẽ quy định chức năng của giấy nhám. Có khá nhiều loại hạt nhám như oxit nhôm, đá lửa, alumina-zirconia, garnet, emery.
  • Keo dính: Công dụng giúp gắn kết hạt nhám và lớp nền.

Công dụng của giấy nhám

Sản phẩm này có hai công năng chính khi ứng dụng cho các ngành công nghiệp khác nhau, đặc biệt là ngành gỗ.

  1. Mài mòn bề mặt của sản phẩm
    • Các hạt cát được sắp xếp trên mặt giấy một cách phù hợp. Chúng sẽ hoạt động tương tự như một cái cưa, nhưng không có khả năng cắt mà chỉ có tác dụng mài mòn.
    • Nhám có thể mài mòn trên các bề mặt vật liệu gỗ, sắt, xi măng… phá đi lớp xù xì bên ngoài để chuẩn bị cho thao tác tiếp theo. Đặc biệt, giấy nhám thường được sử dụng để mài phá lớp sơn cũ, chuẩn bị cho việc sơn, sửa chữa, khoác lên vật liệu một lớp ngoài mới.
  2. Đánh bóng hoặc phá thô bề mặt sản phẩm
    • Đánh bóng bề mặt gỗ chính là một trong những công dụng rất tuyệt vời của giấy giám. Người ta dùng giấy nhám đánh bóng các vật liệu, giúp tăng độ ma sát, làm mềm mịn, làm nhẵn các bề mặt của vật liệu. Sau khi được đánh bóng thì ta mới có thể thực hiện thao tác tiếp theo trên vật liệu như đánh vecni hay sơn pu bảo vệ… Giúp sản phẩm được phủ lên một lớp sơn màu sắc mới, ngăn chặn được tình trang rỉ sét hay tình trạng mối mọt tấn công.

Lựa chọn giấy nhám chà gỗ theo công năng sử dụng

Khi lựa chọn giấy nhám chà gỗ, người ta thường chú ý nhiều vào ứng dụng của nó.

1. Nhám thùng

Giấy nhám thùng sẽ được sử dụng kèm theo máy chà nhám thùng. Chúng có các hạt nhám tương đối lớn, kích thước 600mm, 900mm và cả 1300mm. Sản phẩm này thường dùng cho công đoạn chà mịn các bề mặt gỗ tự nhiên, bề mặt gỗ khối. Tùy vào yêu cầu loại máy nhám thùng bạn đang sở hữu để đưa ra lựa chọn kích thước giấy hợp lý.

2. Nhám cuộn, giấy nhám băng

Giấy giáp cuộn hay còn gọi là giấy nhám băng, nhám vòng là loại nhám có kích thước khá nhỏ. Thông thường chúng có chiều rộng khoảng 300mm trở xuống. Giấy nhám gỗ sẽ được đóng thành băng nhỏ hoặc thành cuộn. Loại giấy nhám vòng thường được dùng cho các loại máy công cụ cầm tay như máy chà nhám cạnh, máy chà nhám tăng. Hoặc đôi khi được cắt nhỏ ra thành từng miếng bé tùy theo từng nhu cầu sử dụng.

3. Nhám tờ

Nhám tờ lại có nhiều hình dạng khác nhau như hình tròn, chữ nhật, hình tam giác và nhiều kích thước khác nhau. Nhám ở dạng này thường đi kèm với máy chà nhám cầm tay các loại để chà nhám bề mặt vật liệu gỗ. Ngoài ra, người ta cũng sử dụng nhám tờ để chà nhám thủ công bằng tay cho các bề mặt trước khi thực hiện sơn pu.

Nhám tờ cũng được chia làm nhám nước và nhám khô tùy theo yêu cầu của thợ. Mỗi phân loại lại có những đặc điểm riêng. Một vài loại nhám tờ chính hãng có thể kể đến như Klingspor PS33 tờ, PS33 tròn hay Klingspor PS11. Các sản phẩm thuộc nhãn hàng KLINGSPOR đều đạt chuẩn chất lượng và rất được ưa chuộng.

Lựa chọn giấy chà nhám theo độ nhám

Ngoài việc chọn theo công năng, những thợ trong ngành cũng xem xét đến độ nhám để chọn mua sản phẩm.

1. Độ nhám là gì?

Độ nhám (hay có tên gọi khác là độ hạt nhám) là thuật ngữ dùng để chỉ độ thô hay mịn của bề mặt giấy nhám. Chúng có các kí hiệu như: A, AA, #, P hay còn gọi là Grit.

Grit có nghĩa là tỷ lệ các hạt cát mài mòn (abrading) ở trên bề mặt giấy nhám. Người ta sẽ xếp loại giấy nhám dựa trên tiêu chí này. Độ grit có tỷ lệ thuận với số lượng hạt cát bề mặt. Số lượng hạt cát càng dày thì có độ grit càng cao và độ ma sát càng lớn. Do đó, bạn cần chú ý tiêu chí đó để lựa chọn giấy nhám đúng với nhu cầu sử dụng.

  • Độ hạt nhám thô: P40, P60, P80, P100, P120
  • Độ hạt nhám trung bình: P150, P180, P220, P240, P320, P400, P500, P600, P800
  • Độ hạt nhám mịn: P1000, P1200, P1500, P2000, P2500
  • Độ hạt nhám siêu mịn: P3000, P4000, P5000, P6000, P7000, P8000

2. Công dụng của từng loại

Độ hạt P40, P60 và P80 sẽ phù hợp khi đánh trên các bề mặt gồ ghề, bề mặt gỗ cứng. Nó không thích hợp dùng để đánh nhẵn bề mặt trước khi sơn.

Độ hạt P100, P120, P150, P180, P220 lại sử dụng phổ biến để chà nhám gỗ khi chuẩn bị hoàn thiện. Nó không phù hợp khi sử dụng vào việc loại bỏ venci, sơn từ gỗ, hay sử dụng để chà sạch vữa và vết bẩn.

Độ hạt P400, P500, P600 thường được sử dụng trong giai đoạn đầu của công đoạn đánh bóng bề mặt, tuy nhiên chưa yêu cầu quá mịn.

Độ hạt P800, P1000, P1200 dùng để chà nhám trong giai đoạn cuối cùng của quá trình hoàn thiện, đánh bóng trên bề mặt của gỗ.

Độ hạt P1500, P2000, P2500 thích hợp sử dụng để tăng cường độ bóng ở giai đoạn hoàn thiện và đi kèm yêu cầu có độ bóng mịn cao.

Lưu ý khi lựa chọn giấy nhám gỗ

Độ nhám của giấy càng cao đồng nghĩa với khi sử dụng sẽ nhanh hết cát hơn. Ngoài ra, trên thị trường hiện nay và trong ngành sản xuất gỗ nói riêng, chúng ta vẫn dùng đến nhám 400 là đạt yêu cầu từ những khách hàng khó tính nhất.

Giấy nhám khô phải được sử dụng trong môi trường khô ráo, chà trực tiếp lên bề mặt cần làm. Còn giấy nhám nước tuy vẫn có thể chà khô được, nhưng tốt nhất vẫn nên ngâm trước và chà trong nước, như vậy hiệu quả mới cao.

Cần xác định loại nhám bạn cần sẽ dùng tay bình thường hay dùng với máy. Lưu ý chọn lựa kĩ kích thước, độ hạt để tránh mất tiền.

Công ty TNHH Giải pháp Rori chúng tôi rất tự hào là đơn vị phân phối các loại vật tư mài mòn, đặc biệt là các loại giấy chà nhám cực kì chất lượng và uy tín. Chúc quý khách chọn được sản phẩm đúng yêu cầu. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn có những yêu cầu nào dưới đây:

  • Đại lý giấy nhám tại Đà Nẵng
  • Giấy nhám gỗ tại Quảng Nam
  • Đại lý nhám tại Tây Nguyên
  • Nhám gỗ chính hãng
  • Giấy nhám chà sắt
  • Chà nhám gỗ Quãng Ngãi
  • Giấy nhám chà tường
  • Nhám Kovax tại Đà Nẵng
  • Vật tư Nhám Mài Đánh Bóng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo