Phân loại cleanroom theo cấp độ phòng sạch

Cleanroom – Phòng sạch có nhiều cấp độ sạch khác nhau mà đi kèm với đó là các trang thiết bị vật tư phù hợp. Vậy nên, việc xác định được phân loại dựa trên các tiêu chuẩn phòng sạch là vô cùng quan trọng.

Phân loại Cleanroom dựa trên các yếu tố khác nhau

Khi nhắc đến Cleanroom, chúng ta thường nghĩ đến yếu tố về độ sạch. Độ sạch được thể hiện thông qua lượng bụi có bên trong phòng sạch. Tuy nhiên, có thể ta không biết các tiêu chuẩn phòng sạch còn phải dựa vào nhiều yếu tố khác. Các yếu tố đó là nhiệt độ, độ ẩm, áp suất và hàm lượng bụi. Như vậy, những vấn đề chính ta cần giải quyết sẽ xoay quanh nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, độ sạch và vấn đề lây nhiễm chéo. 

Để có thể đạt chuẩn theo 1 class bất kì, cần phải thông qua tất cả các quy định về nồng độ bụi theo nội dung của class đó. Nếu như có bất kì phổ bụi nào không đạt (lớn hơn) thì bắt buộc phải hạ cấp (dựa theo Tiêu Chuẩn ISO 14644-1)

Chúng ta có TCVN 8664-1 năm 2011 hoàn toàn tương đương với ISO 14644-1 năm 1999.

Về tiêu chuẩn nhiệt độ, độ ẩm 

Có thể bạn chưa biết, độ ẩm cao dễ gây ra một loạt những vấn đề không tốt cho phòng sạch. Chẳng hạn như nó sẽ gây hư hỏng sản phẩm máy móc, gia tăng sự phát triển của vi khuẩn. Làm ăn mòn thiết bị và ảnh hưởng đến tĩnh điện. Như bạn đã biết, hiện tượng tĩnh điện là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề rất nghiêm trọng.

Độ ẩm cao còn có thể khiến dung môi bay hơi hay nước để làm mát ngưng tụ. Thêm vào đó, việc độ ẩm cao hay độ ẩm bị dao động liên tục cũng sẽ khiến cho nhân viên không được thoải mái. Những vấn đề này hoàn toàn có thể dẫn đến sự tốn kèm, chất lượng sản phẩm thấp. Thậm chí có thể khiến cho quy trình sản xuất bị chậm trễ. Theo như quy định, độ ẩm tương đối (rh) ở trong phòng sạch cần duy trì ở mức 30% đến 40%. Cần cẩn thận để đảm bảo độ ẩm phòng sạch không bị dao động.

Về cơ bản, nhiệt độ của phòng sạch nên nằm ở mức 21 độ C tương đương 69,8 độ F. Thông thường, nhiệt độ được phép dao động 2 độ C so với nhiệt độ chuẩn. Tương tự như độ ẩm, nhiệt độ tiêu chuẩn cũng cần được duy trì để giữ cho nhân viên làm việc được thoải mái.

Về tiêu chuẩn áp suất

Phòng sạch phải luôn duy trì được áp suất tĩnh cao hơn phần không gian liền kề (kém sạch hơn). Thông thường, không khí sẽ di chuyển từ nơi có áp suất cao hơn đến nơi mà áp suất thấp hơn. Chính vì vậy, áp suất tại phòng sạch với độ sạch cao cũng sẽ cao hơn so với các cấp sạch khác thấp hơn. Điều này giúp ngăn ngừa việc các hạt bụi, nấm mốc, vi sinh vật,…có trong không khí di chuyển từ môi trường bên ngoài ít sạch hơn vào bên trong phòng sạch.

Vấn đề nhiễm chéo trong cleanroom

Sự di chuyển hay chuyển động vật lý của các vi khuẩn có hại từ một người, một đối tượng hay từ một nơi ô nhiễm đến người, đối tượng, nơi sạch sẽ được gọi là nhiễm chéo.

Nguyên nhân gây ra vấn đề nhiễm chéo này:

  • Các dư chất ô nhiễm còn bám lại trên thiết bị, máy móc
  • Kiểm soát không tốt sự phân tán bụi, bụi nước
  • Không kiểm soát kĩ các khí, các vi sinh vật từ các sản phẩm nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất
  • Những tác nhân nhiễm bẩn có trên da hay trang phục của nhân viên vận hành phòng sạch.

Sơ lược về tiêu chuẩn phòng sạch

Vào năm 1963 ở Mỹ, các tiêu chuẩn đầu tiên về phòng sạch được đưa ra. Hiện nay, chúng đã trở thành các tiêu chuẩn chung cho cả thế giới. Nội dung tiêu chuẩn là về quy định lượng hạt bụi trong 1 đơn vị thể tích của không khí. Tùy vào kích cỡ của hạt bụi mà các phòng sẽ được phân loại. Dựa vào số hạt bụi lớn hơn 0,5μm trên thể tích 1 ft3 không khí phòng.

Bên cạnh việc chuẩn bị trang thiết bị đạt chuẩn, cách vận hành & ra vào cleanroom cũng vô cùng quan trọng để đảm bảo tiêu chuẩn.

Các cấp phòng sạch dựa theo ứng dụng

Cleanroom Class 1

  • Loại phòng này thường thuộc các nhà máy sản xuất mạch mà tích hợp cùng công nghệ kích thước siêu nhỏ.

Cleanroom Class 10

  • Loại phòng này thuộc nhóm các nhà máy sản xuất bán dẫn, dùng để sản xuất các mạch tích hợp với bề rộng dưới 2 ILm.

Cleanroom Class 100

  • Các loại phòng đòi hỏi không được có vi khuẩn, không bụi để ứng dụng sản xuất các loại thuốc tiêm vô khuẩn.
  • Các loại phòng phẫu thuật để cấy mô.
  • Các loại phòng hậu phẫu, sau phẫu thuật cấy mô xương.

Cleanroom Class 1000

  • Loại phòng sạch dùng để sản xuất chất lượng cao các trang thiết bị quang học.
  • Loại phòng dùng để sản xuất bạc đạn có kích thước siêu nhỏ.

Cleanroom Class 10000

  • Loại phòng sạch phục vụ cho lắp ráp trang thiết bị thủy lực, thiết bị khí nén. Lắp ráp các loại van điều khiển trợ động, lắp các thiết bị định giờ & bộ truyền động chất lượng cao.
  • Loại phòng sạch dùng để điều chế, sản xuất thuốc tiêm vô khuẩn.

Cleanroom Class 100000

  • Loại phòng phục vụ cho công việc liên quan đến mảng quang học.
  • Loại phòng dùng để lắp ráp linh kiện điện tử, lắp ráp thủy lực & khí nén.
  • Loại phòng dùng trong sản xuất dược phẩm, thực phẩm

Tiêu chuẩn TCVN 8664-1 ban hành năm 2011 còn quy định rất rõ ràng về:

  • Các điểm lấy mẫu
  • Các vị trí lấy mẫu
  • Thời gian lấy mẫu
  • Thời gian kiểm tra lại (hợp chuẩn) cũng như các trường hợp bắt buộc phải kiểm tra

Nếu muốn biết chi tiết hơn về các Tiêu chuẩn phòng sạch, bạn có thể tham khảo thêm bài viết của Rori nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo